Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới, được yêu thích không chỉ bởi hương vị đặc trưng mà còn bởi những lợi ích sức khỏe tiềm năng mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải mọi ly cà phê đều như nhau.
Theo các nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Health, hàm lượng chất chống oxy hóa trong cà phê có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nguồn gốc, phương pháp rang xay và cách pha chế.
Trước hết, hãy xem xét mức độ rang của hạt cà phê. Có 3 loại rang chính: Rang nhẹ (Cinnamon/Light roast), rang vừa (Medium/City/American roast) và rang đậm (Dark/Full city/Vienna/French/Italian roast). Nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê rang nhẹ giữ được hàm lượng acid chlorogenic và chất chống oxy hóa cao nhất. Đây là các hợp chất gắn liền với khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và tim mạch. Đáng chú ý, polyphenol - nhóm chất chống oxy hóa chủ lực trong cà phê, chịu trách nhiệm cho phần lớn lợi ích sức khỏe. Do đó, chọn loại cà phê giàu polyphenol hơn sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe.
Một yếu tố quan trọng khác là vị trí địa lý và độ cao nơi trồng cây cà phê. Các nghiên cứu cho thấy cà phê được trồng trên vùng đất cao thường chứa nhiều polyphenol hơn hẳn so với vùng đất thấp. Điều này góp phần lý giải vì sao cà phê Arabica từ Cầu Đất, Lâm Đồng của Việt Nam lại nổi danh với chất lượng và lợi ích sức khỏe vượt trội.
Bên cạnh nguồn gốc và cách rang, phương pháp pha chế cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Pha phin truyền thống dựa trên nguyên lý thẩm thấu và lực hấp dẫn để chiết xuất chất từ bột cà phê một cách từ từ, cho ra hỗn hợp đậm đà và cân bằng. Trong khi đó, pha espresso sử dụng áp lực cao để ép nước nóng xuyên qua cà phê xay mịn, tạo nên sản phẩm đậm đặc và giàu dinh dưỡng hơn.
Nhiệt độ thưởng thức cà phê cũng góp phần tạo nên sự khác biệt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra cà phê nóng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa nhỉnh hơn đáng kể so với cà phê đá. Với vai trò then chốt của chất chống oxy hoá đối với sức khoẻ, có thể thấy uống cà phê nóng sẽ có lợi hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thành phần mà bạn cho thêm vào cà phê cũng tác động không nhỏ. Thói quen thêm nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường hấp thụ vào cơ thể, qua đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 và tim mạch.
Tóm lại, để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ cà phê, hãy ưu tiên chọn loại hạt có nguồn gốc đáng tin cậy, được trồng ở vùng cao và rang ở mức độ nhẹ (light roast). Pha chế bằng phin hoặc máy espresso chuyên dụng, thưởng thức khi còn nóng và hạn chế cho thêm đường. Đặc biệt, các sản phẩm như cà phê Arabica Cầu Đất, Robusta hữu cơ hay Blend Lâm Viên của thương hiệu Cà Phê.Top là những gợi ý sáng giá cho một tách cà phê thơm ngon, giàu dưỡng chất và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Hải Nguyễn - Admin CàPhê.Top